Giang mai là căn bệnh xã hội mà bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc phải

Nhiễm trùng giang mai cũng có thể lây truyền qua máu. Đó là lý do tại sao cần phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác về sản phẩm tiếp nhận máu.


Vậy nguyên nhân gây là gì?

Có thể nói, giang mai là bệnh chiếm tới hơn 90% số người bị nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn thông qua đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Đôi khi hành động ôm hôn thân mật cũng có thể dễ dàng để vi khuẩn tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể.

Các bà mẹ có thể truyền bệnh cho con của mình khi chạm vào vết loét giang mai không vệ sinh sạch sẽ sau đó lại tiếp xúc với em bé.

Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Nó được truyền qua nhau thai. Nếu nhiễm trùng được quan sát thấy trong bào thai, nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé trong tương lai.

Nhiễm trùng giang mai cũng có thể lây truyền qua máu. Đó là lý do tại sao cần phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác về sản phẩm tiếp nhận máu.

Phát hiện bệnh giang mai qua các triệu chứng lâm sàng

Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với các triệu chứng biểu hiện nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ bệnh. Giang mai có thể xuất hiện các dấu hiệu trong khoảng 2 – 3 tuần hoặc 3 tháng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi và phụ thuộc vào sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.

Các giai đoạn đầu đánh dấu bằng sự xuất hiện của các săng giang mai, lâu dần chúng loét ra nhưng người bệnh không có cảm giác đau hay ngứa, các vết loét có thể xuất hiện trong miệng của bệnh nhân sau khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc ở xung quanh hậu môn. Sau thời gian ngắn triệu chứng bệnh tự mất đi và chuẩn bị phát triển sang thời kì tiếp theo.

Giai đoạn giang mai thứ cấp có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được điều trị. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. Biểu hiện bệnh phổ biến nhất như sau: phát ban, đau họng, đau khớp, rụng tóc loang lổ (ít gặp), các vấn đề về gan, não, hay viêm mắt, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó chịu…

Trong giai đoạn đầu tiên khi bị nhiễm giang mai, vết loét có thể xuất hiện ở hậu môn, âm đạo, dương vật, hoặc bên trong miệng, và đôi khi trên các bộ phận khác của cơ thể. Trong giai đoạn thứ hai (khoảng ba tuần đến ba tháng sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện), một người đã bị nhiễm bệnh có thể gặp các triệu chứng giống như cúm và có thể rụng tóc hay mẩn đỏ trong lòng bàn tay và một số trường hợp xuất hiện trên khắp cơ thể.

Ngoài ra, giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai thường không có các triệu chứng bên ngoài mà hình thành giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống não bộ, tới tim mạch, gây tổn thương não và có thể dẫn tới tử vong.

Hiện nay giang mai đã có phương pháp điều trị hoàn toàn có thể khống chế được bệnh, vì thế khi nhận thấy các dấu hiệu trên đây, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *