Cảnh báo sự nguy hiểm từ căn bệnh giang mai bẩm sinh

– Xuất hiện những mụn nước nhỏ trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; sau đó dần dần phát ban màu đỏ, bề mặt có thể bằng phẳng hoặc sần sùi.

Giang mai bẩm sinh là do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên, được truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ phát triển của bào thai hoặc khi sinh nở. Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và thường xuyên đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ.

Phát hiện sớm những biểu hiện của giang mai bẩm sinh

Các bậc phụ huynh có thể quan sát những dấu hiệu ở trẻ sơ sinh, nếu nhận thấy một trong các triệu chứng sau đây thì cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt:

– Trẻ chậm lớn và không có những dấu hiệu tăng cân

– Em bé bị sốt từng cơn khác nhau, gây ra cảm giác khó chịu, quấy khóc

– Phát ban trong miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn

– Xuất hiện những mụn nước nhỏ trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; sau đó dần dần phát ban màu đỏ, bề mặt có thể bằng phẳng hoặc sần sùi.

– Dịch chảy ra từ mũi

Cảnh báo nguy hiểm từ căn bệnh giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai

Những dấu hiệu đầu tiên này nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ phát triển với các triệu chứng trầm trọng và nguy hiểm hơn:

– Đau xương, đau các khớp tay chân

– Mù mắt, đục giác mạc

– Giảm thính lực hoặc điếc

– Dịch nhầy tiết ra nhiều ở hậu môn và bộ phận sinh dục

– Sưng khớp

– Các vết loét xuất hiện xung quanh miệng, cơ quan sinh dục và hậu môn

Cách điều trị giang mai bẩm sinh như thế nào?

Đối với giang mai bẩm sinh, việc điều trị còn tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe và triệu chứng của em bé. Tốt nhất khi nhận thấy những biểu hiện của giang mai phụ huynh cần phải đưa con đến cơ sở chuyên khoa về bệnh xã hội để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để khắc phục bệnh cho trẻ.

Có rất nhiều cha mẹ do thiếu những kiến thức hiểu biết về bệnh xã hội, khi thấy con có những dấu hiệu giang mai lại lầm tưởng là viêm nhiễm ngoài da nên mua thuốc về bôi. Điều này dẫn tới tình trạng bệnh không khỏi mà còn nặng nề hơn.

Hiện nay, giang mai hoàn toàn có thể khống chế và kiểm soát được. Nếu tình trạng của bé đáp ứng được phác đồ điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh đặc trị để làm giảm các triệu chứng bệnh khó chịu, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn.

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm hoặc truyền thuốc kháng virus để phá hủy nguyên lý hoạt động của chúng, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên, có những trường hợp em bé còn quá nhỏ, phụ huynh cũng cần theo dõi định kì cho bé và hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *