Bị lây bệnh lậu khi ôm hôn

– Vi khuẩn lậu hiếm khi khu trú ở cổ họng của bệnh nhân: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lậu gây nhiễm trùng và tồn tại ở bộ phận sinh dục của nam và nữ, niệu đạo, trực tràng, và ít khi tồn tại ở cổ họng hoặc mắt của bệnh nhân.


Lây khi ôm hôn người mắc bệnh có đúng không? Đây là thắc mắc của một bạn gái đã gửi cho chúng tôi trong thời gian qua. Nhận thấy đây là một câu hỏi về “các bệnh xã hội lây truyền phổ biến hiện nay” chiếm được sự quan tâm của nhiều đối tượng. Các chuyên gia y khoa sẽ có lời giải đáp về câu hỏi này trong phần dưới đây của bài viết.

Lây bệnh lậu khi ôm hôn

Có thể lây bệnh lậu khi ôm hôn không?

Bệnh lậu là gì?
Theo định nghĩa y khoa, bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn gây ra bởi xoắn khuẩn Neisseria gonorrhea.

Bệnh nhân mắc lậu có những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường sinh dục và đường tiết niệu, trực tiếp gây ra những rối loạn trong quan hệ tình dục và rối loạn đường tiểu của bệnh nhân như:

– Tiểu nhiều, tiểu buốt.

– Dịch tiết sinh dục ra nhiều hơn so với bình thường; gây ngứa ngáy, khó chịu.

– Trục trặc trong quan hệ: Có thể là cảm giác đau khi xuất tinh.

Lây bệnh lậu khi ôm hôn người mắc bệnh?
Để trả lời được câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, chúng ta phải đi tìm đặc điểm sinh vật học của lậu cầu khuẩn để tìm ra cơ chế lây truyền của nó, chính là: Vi khuẩn Neisseria gây ra bệnh lậu là vi khuẩn rất yếu ớt, không thể phát triển được trong môi trường thông thường, mà đòi hỏi một môi trường sống có nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh và các yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó:

– Vi khuẩn lậu thường tồn tại trong bộ phận sinh dục, trực tràng, niệu đạo của bệnh nhân, một số trường hợp hiếm gặp là nó tồn tại ở mắt và cổ họng.

– Lậu cầu khuẩn nhanh chóng chết khi ra đến môi trường bên ngoài.

Con đường lây truyền chính của bệnh lậu
– Quan hệ tình dục không được bảo vệ bằng đường sinh dục, đường âm đạo hay hậu môn với người bệnh.

– Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh lậu.

– Nhiễm trùng lậu cũng có thể truyền từ phụ nữ mang thai sang em bé của họ trong quá trình mang thai hoặc sinh đẻ.

Trả lời câu hỏi: “Có lây bệnh lậu khi ôm hôn người mắc bệnh không?”
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn gái về lây bệnh lậu khi ôm hôn người bị bệnh, chuyên gia phòng khám sẽ trả lời cho bạn như sau: Bệnh lậu có thể lây lan thông qua hoạt động ôm hôn người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm bệnh trong trường hợp này là thấp. Và lây nhiễm sẽ xảy ra trong trường hợp:

– Người lây truyền là người mắc bệnh lậu ở miệng.

– Đối tác được ôm hôn cũng đang có vết loét ở miệng; tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu xâm nhập và bám vào các vết xước niêm mạc.

Đối với những người yêu nhau có thời gian hôn thường kéo dài hơn nên khả năng mắc lậu cũng cao hơn. Tuy nhiên, lây truyền bệnh lậu giữa những người yêu nhau chủ yếu qua quan hệ tình dục thông thường hơn là ôm hôn.

Tại sao bệnh lậu khó lây lan khi ôm hôn người mắc bệnh?
Nói về nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa cho biết, có hai nguyên nhân chính làm cho benh lau khó lây lan thông qua ôm hôn. Cụ thể:

– Vi khuẩn lậu hiếm khi khu trú ở cổ họng của bệnh nhân: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lậu gây nhiễm trùng và tồn tại ở bộ phận sinh dục của nam và nữ, niệu đạo, trực tràng, và ít khi tồn tại ở cổ họng hoặc mắt của bệnh nhân.

– Xuất phát từ đặc điểm vi khuẩn lậu: Vi khuẩn lậu sau khi ra ngoài cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng chết ở môi trường ngoài. Do đó, trong các tiếp xúc thông thường như “ôm hôn’’ với bệnh nhân rất khó để lây nhiễm bệnh.

Nhìn nhận một cách khách quan, ngay cả trong quan hệ tình dục không được bảo vệ, khả năng mắc bệnh lậu ở nam giới cũng chỉ là 20% và nữ giới là 60 – 80% trong lần giao hợp đầu tiên với người mắc bệnh. Đối với hoạt động ôm hôn người mắc bệnh mà bị lây nhiễm lậu thì tỉ lệ này là rất nhỏ. Do đó, khả năng lây bệnh lậu khi ôm hôn là thấp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *